Cách cúng giao thừa rước tài lộc vào nhà chuẩn nhất

Thứ ba - 17/10/2023 20:57
Cách cúng giao thừa rước tài lộc vào nhà chuẩn nhất
Cúng giao thừa là một trong những nghi thức truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Gia đình nào cũng muốn chuẩn bị thật tươm tất cho lễ cúng Giao thừa. Vậy cách cúng giao thừa, các vật phẩm và các bước cúng giao thừa như thế nào hãy cùng Oud-House tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cúng giao thừa là gì?

Đêm giao thừa là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành và may mắn đến. 

Một trong những phong tục truyền thống quan trọng không thể thiếu trong đêm giao thừa chính là cúng giao thừa. Cách cúng giao thừa hay dân gian gọi là lễ trừ tịch được thực hiện vào khoảng từ 11 giờ đêm ngày 29 tháng Chạp. Đây là một phong tục lâu đời và vô cùng quan trọng vào ngày Tết cổ truyền của người Việt. 

Ở mỗi vùng miền và địa phương khác nhau có cách cúng giao thừa riêng. Cúng giao thừa mang ý nghĩa đánh dấu tiễn đưa một năm cũ và chào đón năm mới thuận lợi, may mắn hơn. Bên cạnh đó cúng giao thừa còn tưởng nhớ công đức của cha ông và mời gọi tổ tiên về nhà ăn Tết.

Lễ cúng giao thừa mang ý nghĩa quan trọng cho nên người dân Việt luôn chuẩn bị rất kĩ lưỡng về nghi thức và lễ vật cùng với lưu ý nên hay không nên thực hiện trong ngày này.

Văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam

Nguyên tắc trong cách cúng giao thừa

Nghi lễ cúng giao thừa được thực hiện trong khoảng thời gian chuyển giao từ năm cũ sang năm mới (theo lịch âm). Vì trong dân gian quan niệm rằng thời khắc ấy mọi khó khăn xui xẻo của năm cũ sẽ đi theo dòng chảy thời gian đó và để lại niềm vui, may mắn bước sang năm mới.

Thông thường phong tục cúng giao thừa gồm hai mâm lễ: trong nhà và ngoài trời

  • Cúng giao thừa ngoài trời hay còn được gọi là cúng nghênh thái tuế (Gồm 60 vị Thái Tuế ứng với lục thập hoa giáp danh xưng). Là cỗ cúng trời cúng Phật. 
  • Cúng giao thừa trong nhà thì ra chủ cần chuẩn bị một mâm cỗ cúng trên bàn thờ gia tiên. Là cỗ cúng ông bà tổ tiên.

Các vật phẩm cúng giao thừa

Lễ vật cúng giao thừa gồm:

  • Mâm ngũ quả
  • Bó hương
  • 9 bông hoa tươi
  • Gà trống luộc ngậm một bông hoa hồng đỏ
  • Đĩa xôi mới
  • Đĩa bánh chưng xanh
  • Quần áo thần linh
  • Rượu
  • Cây nêu
  • Nước - gạo - muối

Trong quan niệm của người Việt gà trống là biểu tượng của Ngũ Đức: văn, võ, dũng, nhân, tín bông hoa hồng đỏ trên miệng gà tượng trưng cho hình ảnh ông mặt trời.

Mâm cúng giao thừa

Cách cúng giao thừa

Dưới đây là các bước cúng giao thừa:

  • Chuẩn bị và sắp xếp các vật phẩm dùng để cúng. Cần 2 mâm cúng riêng.
  • Cúng ngoài trời trước. Đọc văn khấn thần linh
  • Cúng trong nhà và đọc văn khấn.
  • Đốt hương, lễ bái, châm đèn và đánh gõ mõ
  • Cúng tiền và đọc kinh cầu nguyện

Tầm quan trọng của lễ cúng giao thừa

Lễ cúng giao thừa có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam:

  • Tạo sự kết nối giữa người sống và người đã khuất
  • Mang đến sự đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình
  • Mang lại tài lộc, may mắn và sức khỏe trong năm mới
  • Rũ bỏ điềm xấu, những thứ không may mắn trong năm cũ

Những điều cần lưu ý khi cúng giao thừa

Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý trong cách cúng giao thừa: 

  • Mâm cúng giao thừa nên được chuẩn bị tươm tất. Theo truyền thống từ trước đến nay làm  mâm cúng chủ yếu là thành tâm không cần phải đầy đủ như yêu cầu Tuy nhiên nhưng cũng không phải vì lý do đó mà được phép sơ sài.
  • Từng vùng miền và địa phương sẽ có các phong tục khác nhau cho nên các mâm cỗ cúng cũng khác nhau nhưng trên cơ bản mọi mâm cỗ cúng đều có hương, đèn, trà, rượu, muối, gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng…
  • Đêm giao thừa hay được gọi là đêm Đoàn Viên. Theo quan niệm của người xưa đêm giao thừa nhất định phải có đầy đủ con cháu để rước ông bà tổ tiên về ăn tết với gia đình. Nếu gia đình không đầy đủ thể hiện một năm mới không hạnh phúc. 
  • Bạn nên lưu ý vào đêm cúng giao thừa người trong gia đình không được xảy ra xô xát nên hòa thuận tránh cãi vã to tiếng với nhau.
  • Tránh rơi vỡ đồ đạc và tạp tiếng động lớn.
Những điều cần lưu ý khi cúng giao thừa
  • Người xưa kiêng kị không soi gương vào đêm giao thừa vì quan niệm cho rằng như vậy có thể nhìn thấy ma quỷ và khiến cho cả năm đều gặp điều không may mắn.
  • Đồ cúng giao thừa phải được chuẩn bị chu toàn không hỏng, ôi thiu….
  • Sau khi cúng giao thừa thành viên trong gia đình không nên ngồi ở trước cũng như hai bên bàn thờ. Người xưa quan niệm rằng nếu ngồi ở đấy thì cũng như đang Tranh Giành chỗ ngồi của người đã khuất
Mâm cúng giao thừa ngoài trời

Nhận xét và đánh giá

Giao thừa là thời khắc đưa tiễn năm cũ vạn vật được thổi thêm sức sống mới. Bất cứ dân tộc nào cũng xem Thời khắc giao thừa là thiêng liêng nhất và có những cách chào đón năm mới riêng.  

Đối với dân tộc Việt Nam giao thừa là một phong tục tập quán lâu đời thể hiện văn hóa uống nước nhớ nguồn biết ơn tổ tiên. Mong muốn một năm mới với khởi đầu tốt đẹp vạn sự như ý.

Lễ cúng giao thừa của dân tộc ta là cúng từ khoảng 23:10 đến 0 giờ 40 phút, Cúng ngoài trời Trước tiên để tế lễ thần linh Sau đó mới cúng trong nhà để đón ông bà về vui cùng gia đình con cháu.

Kết luận

Trên đây là thông tin về cách cúng giao thừa mà Oud house chia sẻ đến bạn. Hi vọng bạn sẽ không gặp khó khăn khi tìm hiểu về cách cúng giao thừa và các vật phẩm cúng giao thừa. Oud-House Chúc bạn và gia đình một năm mới vạn sự như ý.

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây