Hướng dẫn cách cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Thứ ba - 17/10/2023 21:26
Hướng dẫn cách cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất
Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm mới, thường gọi là Tết Nguyên Tiêu. Trong ngày này các gia đình thường đi lễ chùa, sửa soạn cỗ cúng Rằm để cầu năm mới bình an. Bài viết của Oud-House sẽ hướng dẫn cách cúng Rằm tháng Giêng đúng nhất, bạn đọc có thể tham khảo.Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hằng năm chính là một cách thể hiện sự biết ơn với bề trên, đồng thời cũng là cách gia đình cầu xin may mắn, tài lộc, bình an trong cả một năm sắp tới.

Ý nghĩa của lễ cúng Rằm tháng Giêng trong văn hóa Việt Nam

Rằm tháng Giêng là ngày rằm đầu tiên trong một năm, là một trong 4 ngày rằm lớn tại Việt Nam bao gồm: Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng), Trung Nguyên (Rằm tháng Tư), Hạ Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Trung thu (Rằm tháng Tám).

Đây là dịp phù hợp nhất để mọi người cầu an lành cho cả một năm. Thông thường, ngoài đi viếng chùa lễ phật, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng Rằm dâng lên thần linh, tổ tiên để bày tỏ sự thành kính, biết ơn với bề trên, đồng thời cũng cầu mong cho một năm mới bình an, mọi sự thuận hòa.

Ý nghĩa của lễ cúng Rằm tháng Giêng trong văn hóa Việt Nam

Chuẩn bị cho lễ cúng Rằm tháng Giêng

Lễ cúng Rằm tháng Giêng là lễ cúng truyền thống quan trọng của người Việt nên cần được tổ chức chỉn chu. Để tổ chức một buổi lễ cúng tốt, các gia đình cần chuẩn bị các điều sau:

Chọn ngày giờ phù hợp

Việc chọn ngày giờ để thực hiện các nghi thức tâm linh vô cùng quan trọng, nó cũng thể hiện sự tôn kính của bề tôi đối với các vị thần linh, tổ tiên.

Thông thường, lễ cúng Rằm tháng Giêng sẽ được tổ chức vào ngày 15/1 âm lịch, tức đúng vào ngày Rằm. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để thực hiện nghi thức tâm linh. 

Gia chủ có thể cúng sớm từ ngày 14 bởi không phải gia đình nào cũng có điều kiện tổ chức lễ cúng Rằm đúng ngày. Lưu ý, có thể cúng sớm nhưng không được cúng muộn, cúng sau ngày 15.

Về thời gian cúng lễ, các gia đình nên cúng vào buổi sáng, trước 12 giờ trưa là tốt nhất.

Chuẩn bị đồ cúng cho lễ cúng Rằm

Khi cúng Rằm tháng Giêng tại nhà, gia chủ nên chuẩn bị một số thứ:

  • Trầu cau

Nên lựa chọn những quả cau có vẻ ngoài bóng bẩy, đẹp mã, có màu xanh đậm, tươi tròn, căng mọng. Phần cuống quả không bị khô. Chọn lá trầu nên chọn loại lá bánh tẻ, kích thước các lá đều nhau.

  • Đèn dầu, đèn cầy hoặc nến

Gia chủ nên lựa chọn những loại cháy lâu, khí thải ra không gây độc hại.

  • Nhang, hương

Khi chọn nhang nên chọn loại có mùi thơm nhẹ, êm dịu, có thể cháy đượm, cháy lâu. Gia đình có thể sử dụng nhang trầm hương. Nhang trầm vừa đáp ứng đủ những yêu cầu trên, vừa có ý nghĩa phong thủy, giúp không gian thờ cúng thanh sạch, đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Chuẩn bị đồ cúng cho lễ cúng Rằm
  • Vàng mã, tiền giấy

Tùy vào điều kiện, yêu cầu của mỗi gia đình mà mua một số lượng tiền vàng phù hợp.

  • Hoa tươi

Gia chủ có thể lựa chọn một trong các loại hoa cúc, hoa dơn, hoa loa kèn, hoa huệ,... để bày trên ban thờ.

  • Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả trong các ngày lễ tết mang ý nghĩa cầu mong sung túc, dư dả, không thể thiếu trong tất cả các dịp lễ. Thường mâm ngũ quả bao gồm “Cầu dừa đủ xoài sung”, bạn vẫn có thể thay thế bằng các loại trái cây khác mang ý nghĩa tương tự.

  • Mâm cơm cúng Rằm

Mâm cúng Rằm tháng Giêng thường bao gồm: gà luộc, bánh chưng/bánh tét, xôi gấc, canh măng, chè trôi nước,... Tùy từng gia đình sẽ có sự thay đổi các món sao cho phù hợp.

Sắp xếp không gian tổ chức lễ cúng

Không gian tổ chức lễ cúng cần được sắp xếp gọn gàng, bày biện đẹp mắt. Đồ cúng được bày theo trình tự phù hợp, phòng ốc cần được dọn dẹp sạch sẽ, thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với bề trên.

Những vật dụng cần chuẩn bị đầy đủ cho lễ cúng Rằm

Có thể nói, khâu chuẩn bị cho lễ cúng Rằm vô cùng quan trọng và cần thiết.

Cách cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách cúng Rằm tháng Giêng, độc giả có thể tham khảo và thực hiện

Bước 1: Thắp nhang

Đây là bước cần làm trước tiên trong bất kỳ một nghi thức cúng bái nào, trong cúng Rằm tháng Giêng cũng vậy. 

Khi thắp nhang cúng, gia chủ nên lựa chọn nhang trầm hương bởi nó có những tác dụng nổi bật:

Mùi hương trầm hương tự nhiên dễ chịu, thanh lọc không khí, giúp không gian thanh sạch hơn. 

Giúp không gian thờ cúng ấm áp hơn nhưng cũng không làm mất đi sự trang nghiêm vốn có. 

Có tác dụng xua đuổi tà khí, xua đuổi xui xẻo, đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Từ đó việc cúng kiếng diễn ra suôn sẻ hơn, đạt hiệu quả cao hơn. 

Lưu ý: khi chọn mua nhang trầm hương nên tìm địa chỉ uy tín, mua loại trầm hương thật, chính hãng để đạt được những công dụng tối ưu nhất, tránh tiền mất tật mang. Bạn có thể liên hệ và mua nhang trầm tại Oud-House, đảm bảo 100% chất lượng. 

Thắp nhang là bước cần làm trước tiên trong bất kỳ nghi thức cúng bái

Bước 2: Mở lễ, tiến hành cúng thần linh

Việc khai lễ thường thực hiện bằng cách châm đèn. Tùy từng gia đình lại có cách khai mạc lễ khác nhau.

Sau đó, gia đình dâng các món ăn, đồ uống, hoa quả lên và đọc kinh cầu nguyện, cầu thần linh soi xét bảo vệ, đem lại may mắn cho gia đình.

Gia đình cũng có thể cúng các vị thần khác như Thổ địa, Thần tài,... để xin phước lộc cho gia đình.

Bước 3: Cúng ông bà, tổ tiên

Đây là thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính, tri ân, tưởng nhớ tới người đã khuất. Gia đình tụng kinh, làm lễ mời tổ tiên về ăn bữa cơm cùng con cháu.

Bước 4: Kết thúc, hoàn thành lễ cúng

Sau khi hoàn thành các nghi thức trên, gia đình vái lạy, đợi hết một tuần hương rồi hạ lễ, đốt vàng mã hoàn thành nghi thức.

Cách cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất, bạn đọc có thể tham khảo

Lưu ý: Mỗi vùng miền, gia đình sẽ có những phong tục, tập quán riêng, vì vậy trong khâu chuẩn bị đến thực hiện nghi lễ cũng sẽ có nhiều thay đổi sao cho phù hợp.

Một số lưu ý trong cách cúng Rằm tháng Giêng

Công tác chuẩn bị tốt

Mỗi vật dụng, món đồ cần chuẩn bị trong lễ cúng Rằm tháng Giêng lại có một vai trò riêng, vì vậy gia chủ nên tìm mua đầy đủ.

Cần dọn dẹp không gian thờ cúng sạch sẽ, tạo sự trang nghiêm, thành kính cần có. 

Không ồn ào trong thời gian thực hiện nghi thức cúng

Quá trình thực hiện lễ cúng cần sự trang nghiêm, yên tĩnh. Gia chủ tuyệt đối không tổ chức ăn uống linh đình, cười nói to, hát karaoke,...gần khu vực thờ cúng, làm mất đi sự linh thiêng vốn có. 

Trang phục đúng mực

Khi thực hiện cúng rằm tháng Giêng hoặc bất kỳ một nghi thức tâm linh nào khác, tuyệt đối không mặc quần áo ngắn, váy ngắn, váy hai dây,...như vậy bị coi là phạm đến bề trên, không có thái độ tôn kính. 

Thay vào đó, người tham gia cúng nên mặc quần dài, áo sơ mi hoặc áo phông có cổ, thể hiện sự nghiêm túc, trang trọng. 

Trang phục đúng mực

Đảm bảo an toàn

Khi cúng cần hạn chế để nến bị nghiêng, dễ đổ hoặc sát với các đồ vật dễ cháy, tránh gây nguy hiểm cho những người thực hiện nghi thức. 

Tôn trọng tôn giáo, tuân thủ quy định địa phương

Mỗi địa phương, mỗi tín ngưỡng tôn giáo lại có những phong tục, quy định riêng. Việc tổ chức lễ cúng cần được thực hiện sao cho phù hợp nhất, không làm mất đi tính truyền thống nhưng cũng không trái với tập quán tùy từng vùng miền, tôn giáo. 

Khi làm mâm cỗ cúng rằm nên lưu ý

  • Không sử dụng hoa giả hoặc trái cây giả trên bàn thờ, nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng Phật.
  • Không sử dụng đồ chay giả mặn. Nếu gia đình muốn dâng đồ chay thì nên làm đồ thuần chay, phát tâm hành thiện, không sử dụng đồ chay dưới hình dáng đồ mặn (đồ ăn chay giả cá, giả thịt,...)
  • Không cúng thủ lợn. Người ta quan niệm cúng thủ lợn không tốt, đầu năm đã sát sinh có thể gây ảnh hưởng tới vận phúc của gia đình.
Một số điều cần lưu ý khi thực hiện cúng Rằm tháng Giêng

Kết luận

Bài viết của Oud house hướng dẫn chi tiết cách cúng Rằm tháng Giêng. Tùy theo mỗi vùng miền mà bạn đọc có thể thay đổi một số bước sao cho phù hợp với phong tục, tập quán riêng. 

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây