Hướng dẫn cách cúng tất niên chi tiết và chuẩn nhất

Thứ ba - 17/10/2023 21:28
Hướng dẫn cách cúng tất niên chi tiết và chuẩn nhất
Theo truyền thống, cúng tất niên thường được diễn ra vào ngày 30 tháng Chạp, để các thành viên trong gia đình quây quần và cùng nhau ăn bữa cơm cuối cùng trong năm. Lễ cúng tất niên không cần quá cầu kỳ tuy nhiên vẫn cần đầy đủ những yêu cầu cơ bản nhằm thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ. Hãy cùng Oud - house tham khảo bài viết hướng dẫn cách cúng tất niên chi tiết và chuẩn nhất, phù hợp với nhiều gia đình khác nhau. Nghi thức cúng tất niên được diễn ra trước khi cúng giao thừa nhằm thể hiện sự sum vầy và ngụ ý mới ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết cùng với con cháu.

Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cúng tất niên 

Cúng tất niên là nét đẹp văn hóa truyền thống của toàn bộ người dân Việt Nam, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc như: 

  • Là nghi thức đánh dấu sự giao thoa của năm cũ và năm mới với hy vọng những điều bình an, may mắn nhất sẽ đến với gia đạo trong năm mới. 
  • Là thời điểm mọi thành viên trong gia đình sum họp bên nhau, cùng nhau nhìn lại những kỷ niệm trong năm cũ và cùng đón chờ năm mới. 
  • Thể hiện được sự thành kính, mong cầu của gia chủ về một năm mới bình an, suôn sẻ, yêu thương lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. 
  • Thể hiện được sự yêu thương, kính trọng và ý muốn đón ông Táo, tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu. 
  • Đã trở thành phong tục tập quán, một tín ngưỡng văn hóa không thể thiếu đối với mỗi người dân Việt Nam trong dịp tết đến xuân về. 
Ý nghĩa tốt đẹp của nghi lễ cúng tất niên cuối năm 

Chuẩn bị cho lễ cúng tất niên 

Gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ những yếu tố sau đây để đảm bảo việc cúng tất niên diễn ra hiệu quả nhất: 

Ngày giờ cúng tất niên 

Theo truyền thống, cúng tất niên thường được diễn ra vào buổi trưa hoặc chiều tối ngày 30 tháng Chạp (năm đủ). Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình có xu hướng làm tất niên sớm hơn. 

Tùy vào ngày lựa chọn làm lễ cúng tất niên mà gia chủ có thể lựa chọn những khung giờ phù hợp. 

Thời gian thích hợp cho việc cúng tất niên 

Lễ vật cúng tất niên

Hương đèn: Đây là lễ vật quan trọng trong lễ cúng. Ngoài ra, gia chủ cũng nên đặt hai ngọn nến ở hai bên bàn thờ gia tiên nhằm tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời.

Mâm ngũ quả: Lựa chọn những loại hoa quả ngon, đẹp mắt và tươi nhất để làm mâm ngũ quả cúng tất niên. Lưu ý không sử dụng trái cây giả để làm lễ cúng. 

Hoa cúng: Lựa chọn những loại hoa tươi, giữ được lâu để cúng tất niên. Tuyệt đối không được sử dụng những loại hoa nhựa, hoa giả để cúng. 

Mâm cúng tất niên

Mâm cúng tất niên luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng, thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy vào đặc trưng vùng miền mà sẽ có những cách chuẩn bị mâm cúng khác nhau:

Mâm thức ăn cúng tất niên cần được chuẩn bị tươm tất 

MIỀN BẮC

Theo truyền thống thì mâm cỗ cúng tất niên ở miền Bắc buộc phải có đầy đủ: 4 bát, 4 đĩa (mâm cỗ nhỏ) hoặc 6 bát, 6 đĩa; 8 bát, 8 đĩa (mâm cỗ lớn). Trong đó:

  • Bốn bát: Gồm các món như giò heo hầm măng lưỡi lợn, canh bóng thả, miến, mọc
  • Bốn đĩa: Có các món như giò lụa, chả quế, thịt gà, thịt heo 

MIỀN NAM

Mâm cỗ tất niên tiêu chuẩn của người miền Nam không thể thiếu bánh tét, thịt kho tàu, chả giò, gỏi tôm thịt, canh măng,... Đặc biệt, người miền Nam thường ưu tiên lựa chọn những món nguội để cúng tất niên. 

MIỀN TRUNG

Những món ăn luôn xuất hiện trong bàn ăn tất niên của người miền Trung là bánh tét, củ kiệu, khổ qua nhồi thịt, giò chả, thịt lợn luộc, dưa giá,... 

Bài văn khấn tất niên 

Cần chuẩn bị kĩ bài văn khấn dùng cho việc cúng tất niên. Bài văn khấn này đã được ghi chép lại trong các tài liệu văn hóa nên gia chủ có thể dễ dàng tìm thấy và học theo. 

Cách cúng tất niên chuẩn nhất 

Cách cúng tất niên chuẩn và dễ dàng thực hiện mà mọi người có thể tham khảo là: 

  • Dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ bàn thờ gia tiên để chuẩn bị cho lễ cúng tất niên. 
  • Đến ngày cúng, mọi thành viên trong gia đình sẽ cùng tụ họp, cùng nhau nấu bữa cơm cuối năm dâng lên Thần linh, ông bà tổ tiên nhằm bày tỏ lòng thành của mình. 
  • Sau khi nấu xong, mâm cỗ cúng sẽ được bày biện gọn gàng, tươm tất đặt lên bàn thờ tổ tiên để chuẩn bị làm lễ cúng. 
  • Gia chủ bắt đầu nghi thức cúng tất niên bằng cách thắp hương và đọc bài văn khấn đã chuẩn bị trước. Trong thời gian đợi hương tàn, phải giữ cho mình sự nghiêm chỉnh, thanh tịnh. Tuyệt đối không được cười nói, đùa giỡn trong suốt quá trình làm lễ cúng tất niên. 
  • Sau khi hương tàn, cả gia đình bắt đầu quây quần dùng bữa cơm cuối năm cùng nhau. Điều này thể hiện được sự yêu thương, gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình. Đồng thời, còn ẩn chứa mong cầu của gia chủ về một năm mới bình an, êm ấm, hạnh phúc. 
Cách cúng tất niên dễ dàng áp dụng nhất 

Những lưu ý quan trọng khi cúng tất niên 

Lễ cúng tất niên có thủ tục không quá phức tạp nhưng vẫn cần phải lưu ý những nguyên tắc sau: 

  • Mâm lễ vật cúng tất niên không cần quá cầu kỳ nhưng cũng không được sơ sài, cẩu thả. Gia chủ có thể chuẩn bị lễ cúng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nhưng vẫn phải đảm bảo sự chỉn chu, tươm tất. Như vậy mới thể hiện được tấm lòng thành, sự biết ơn đối với các vị Thần và ông bà tổ tiên. 
  • Trước ngày diễn ra lễ cúng tất niên, cần dọn dẹp, lau chùi bàn thờ sạch sẽ để việc cúng lễ được diễn ra nghiêm trang hơn. 
  • Tốt nhất là những thành viên trong gia đình đều tụ họp đủ trong bữa ăn cuối năm để tạo sự ấm áp, sum vầy trong thời khắc giao mùa. 
  • Tuyệt đối không xảy ra tranh chấp, gây không khí căng thẳng trong bữa ăn tất niên. Chỉ nên nói những điều tốt đẹp, may mắn nhằm thu hút những năng lượng tích cực sẽ xảy đến với gia đạo trong năm mới. 
Những lưu ý trong cách cúng tất niên 

Kết luận

Tất niên được quan niệm là mỹ tục và là nét đẹp tín ngưỡng bao đời của dân tộc ta. Qua bài viết này, Oud house đã hướng dẫn cách cúng tất niên chi tiết và chuẩn nhất cho mọi người. Hy vọng mọi người có thể tham khảo và tiếp tục duy trì, phát huy truyền thống tốt đẹp này của dân tộc. 

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây