Hướng dẫn cách khấn cúng giao thừa chuẩn nhất

Thứ ba - 17/10/2023 21:32
Hướng dẫn cách khấn cúng giao thừa chuẩn nhất
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Lễ cúng vào thời khắc này mang ý nghĩa đem bỏ hết điều xấu của năm cũ sắp qua và đón nhận tốt đẹp đang đến. Bài viết của Oud-House sẽ hướng dẫn bạn đọc cách khấn cúng giao thừa chuẩn nhất.Khấn cúng giao thừa là một nghi thức truyền thống quan trọng để gạt bỏ những xui xẻo của năm cũ và đón chào năm mới với nhiều may mắn, tài lộc.

Khấn cúng giao thừa là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khấn cúng giao thừa

Khấn cúng giao thừa là nghi thức truyền thống của người Việt Nam được thực hiện vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Lúc này, gia chủ sẽ thực hiện thắp hương, cúng bái và đọc bài khấn cảm tạ thần linh, bề trên, khấn cho gia đình một năm may mắn, tài lộc.

Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khấn cúng giao thừa

Khấn cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng, được hầu hết các gia đình Việt Nam thực hiện bởi nó mang ý nghĩa quan trọng:

  • Là dịp để tri ân tổ tiên - những người đã khuất đã góp phần dựng nên nền tảng, tài sản cho gia đình hiện nay.
  • Tri ân bề trên đã bảo vệ, giúp đỡ, đem đến những may mắn, tài lộc cho gia đình.
  • Giúp gia đình nhìn lại và bỏ qua những điều xấu xa, xui xẻo trong một năm vừa qua để hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
  • Đón chào năm mới, đón chào những may mắn, tài lộc, sức khỏe đang đến.
  • Đây cũng là dịp cả gia đình sum vầy, cùng cầu nguyện năm mới an lành, may mắn.
  • Khấn cúng giao thừa chính là cách để gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Khấn cúng giao thừa là gì, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc này

Những điều cần chuẩn bị cho lễ khấn cúng giao thừa

Để việc khấn cúng giao thừa diễn ra suôn sẻ, các gia đình cần chuẩn bị trước một số điều:

Lựa chọn thời gian, địa điểm cúng

Cúng giao thừa cần lựa chọn nơi trang nghiêm, thoáng mát. Gia chủ có thể khấn cúng giao thừa trong nhà - trong phòng thờ hoặc đặt bàn và cúng ngoài sân nhà.

Thời điểm vàng để cúng giao thừa là vào đêm 30 Tết, khi chuông đồng hồ điểm 12 giờ đúng. Nên cúng vào đúng giờ tốt để có thể thu hút được nhiều may mắn, tài lộc.

Vệ sinh sạch sẽ khu vực khấn cúng

Khu vực khấn cúng cần được gia chủ quét dọn, vệ sinh sạch sẽ để thể hiện sự trang nghiêm, lòng thành kính đối với bề trên.

Chuẩn bị đồ cúng đầy đủ

Đồ cúng cần được chuẩn bị sẵn và sắp xếp chỉnh tề, bày biện đẹp mắt. Những đồ cần chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa bao gồm:

Mâm cúng: Chọn mâm cúng hình tròn, bóng đẹp, loại mâm to để bày biện đồ cúng sao cho đẹp mắt. Trong mâm cúng thường bao gồm gà luộc nguyên con, bát miến, bánh chưng, bát canh măng, đĩa xôi gấc, nem rán, bát muối,...

Mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả bao gồm “Cầu dừa đủ xoài sung” với ý nghĩa cầu mong sự sung túc, dư dả. Gia đình có thể lựa chọn thay thế bằng một số loại hoa quả khác mang ý nghĩa tương tự. Thông thường hoa quả được đặt trong đĩa to tròn, để trên đế cao nổi bật.

Nến hoặc đèn dầu: Thông thường nến hoặc đèn dầu sẽ được châm lên và đặt trong mâm cúng.

Hương, nhang cúng: Là món không thể thiếu, thậm chí được sử dụng đầu tiên trong lễ khấn cúng giao thừa. Nếu cúng ngoài trời, nhang sẽ được đặt ngang trên chén, đĩa rồi xếp vào mâm cúng.

Chuẩn bị đồ cúng đầy đủ

Bánh kẹo, rượu: Bánh kẹo và rượu cúng giao thừa được đặt vào mâm cúng. Chú ý, rượu cúng cần phải lấy loại rượu riêng, bình hoặc chum rượu chưa từng được uống qua.

Hoa tươi: Vì đặc trưng ngày tết, gia chủ có thể sử dụng hoa đào, hoa mai, hoa cúc,... để trang trí cho mâm cúng hoặc bàn thờ cúng.

Bài khấn: Nếu gia chủ có thể thuộc bài khấn cúng giao thừa thì không cần đến sách khấn hoặc bài khấn.

Những điều cần chuẩn bị cho lễ khấn cúng giao thừa

Cách khấn cúng giao thừa chuẩn nhất

Làm xong khâu chuẩn bị, khi đến giờ, gia đình cần thực hiện cách khấn cúng giao thừa hiệu quả nhất như sau:

  • Bước 1: Đặt lễ

Đến giờ đẹp, gia chủ đem lễ đặt lên bàn thờ hoặc bàn làm lễ để chuẩn bị bắt đầu nghi thức.

  • Bước 2: Đốt hương, châm đèn

Đây được xem như là bước khai mạc, bắt đầu nghi thức khấn cúng giao thừa. Gia đình nên lựa chọn nhang trầm hương để đốt nhằm tạo không gian thanh sạch, mùi hương thơm mát, dễ chịu, xua đuổi tà ma, xui xẻo và đem lại may mắn.

Bạn nên tìm và lựa chọn mua những loại hương, nhang chính hãng, có lợi cho sức khỏe và phát huy công dụng tốt nhất. Bạn có thể liên hệ với Oud-House để được tư vấn hoặc trực tiếp mua hàng tại đây. Công ty cam kết bảo đảm 100% chất lượng.

Bước 2: Đốt hương, châm đèn
  • Bước 3: Thực hiện khấn cúng giao thừa

Khi khấn cúng giao thừa, người cúng có thể sử dụng các bài khấn. Hiện nay có các loại sách khấn, có cả bài khấn cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời, phục vụ nhu cầu của tùy từng gia đình.

Khi khấn cần sử dụng thái độ thành kính, biết ơn sâu sắc với bề trên, không tạp niệm. Chỉ như vậy việc khấn bái mới mang lại hiệu quả. Thực hiện việc này nhằm mục đích mời các vị thần, tổ tiên về ăn tết với con cháu cũng như phù hộ một năm mới mạnh khỏe, may mắn và thành công.

  • Bước 4: Kết thúc nghi lễ

Sau khi hoàn thành các nghi thức, gia chủ vái lạy và đợi hết một tuần hương thì hạ lễ, hoàn thành việc khấn cúng giao thừa.

Cách khấn cúng giao thừa bao gồm các bước đơn giản

Những điều cần lưu ý trong cách khấn cúng giao thừa

Trong cách khấn cúng giao thừa, có một số điều cần phải lưu ý:

Công tác chuẩn bị tốt

Mỗi vật dụng, món đồ cần chuẩn bị trong lễ khấn cúng giao thừa lại có một vai trò riêng, vì vậy gia chủ nên tìm mua đầy đủ.

Về mâm lễ cúng, các món ăn, các loại hoa quả có thể có sự thay đổi, phụ thuộc vào văn hóa của tùy từng vùng miền hoặc do nếp sống của từng hộ gia đình.

Không ồn ào trong thời gian thực hiện nghi thức cúng

Quá trình thực hiện lễ cúng cần sự trang nghiêm, yên tĩnh. Gia chủ tuyệt đối không tổ chức ăn uống linh đình, cười nói to, cười đùa chạy nhảy,...gần khu vực thờ cúng, làm mất đi sự linh thiêng vốn có. 

Đặc biệt, vào thời điểm giao thừa nên hạn chế nói những từ ngữ mang tính kiêng kỵ như “không có”, “không cần”, từ ngữ chỉ sự thiếu hụt  như “hết”, “thiếu”,... để tránh những điềm xui, thua lỗ trong năm mới.

Trang phục đúng mực

Trong khi khấn cúng giao thừa hoặc bất kỳ một nghi thức tâm linh nào khác, tuyệt đối không mặc quần áo ngắn, váy ngắn, váy hai dây,...như vậy bị coi là phạm đến bề trên, không có thái độ tôn kính. 

Thay vào đó, người tham gia cúng nên mặc quần dài, áo sơ mi hoặc áo phông có cổ, thể hiện sự nghiêm túc, trang trọng. 

Trang phục đúng mực

Đảm bảo an toàn

Khi cúng cần hạn chế để nến bị nghiêng, dễ đổ hoặc sát với các đồ vật dễ cháy, tránh gây nguy hiểm cho những người thực hiện nghi thức. 

Tôn trọng tôn giáo, tuân thủ quy định địa phương

Mỗi địa phương, mỗi tín ngưỡng tôn giáo lại có những phong tục, quy định riêng. Việc tổ chức lễ cúng cần được thực hiện sao cho phù hợp nhất, không làm mất đi tính truyền thống nhưng cũng không trái với tập quán tùy từng vùng miền, tôn giáo. 

Khi làm mâm cỗ để khấn cúng giao thừa nên lưu ý

  • Không sử dụng hoa giả hoặc trái cây giả trên bàn thờ, nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng Phật.
  • Không cúng thủ lợn. Người ta quan niệm cúng thủ lợn không tốt, đầu năm đã sát sinh có thể gây ảnh hưởng tới vận phúc của gia đình.
Một số điều cần lưu ý trong cách khấn cúng giao thừa

Lời kết

Bài viết của Oud house đã cung cấp đầy đủ các thông tin về cách khấn cúng giao thừa. Việc chuẩn bị và thực hiện các bước cúng giao thừa theo đúng nguyên tắc kèm theo thái độ tôn kính sẽ đem lại nhiều may mắn, hạnh phúc, tài lộc cho gia đình.

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây